Sáng mai xe bus 2 tầng sẽ chạy thử tại Hà Nội

Thông tin từ Tổng công ty Vận tải Hà Nội cho biết, xe bus 2 tầng mang tên City Tour sẽ chạy thử nghiệm tại Hà Nội vào sáng mai (30/6).

Thông tin từ Tổng công ty Vận tải Hà Nội cho biết 9h sáng mai (30/6), xe buýt 2 tầng đầu tiên mang tên City Tour sẽ được chạy thử nghiệm quanh những khu di tích nổi tiếng trong nội thành Hà Nội.



Xe bus 2 tầng đang chạy thử nghiệm. (Nguồn MXH)

Trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Công Nhật - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Hanoi Trancerco) cho biết "Trong quá trình chạy thử nghiệm, tổng công ty chỉ chạy thử một xe để ghi nhận ý kiến của người dân".

Mô hình xe buýt 2 tầng phục vụ du lịch sẽ được áp dụng tại Hà Nội và TP.HCM. Dự kiến phương tiện này sẽ được đưa vào hoạt động chính thức trong 2 tháng tới.

Lộ trình dự kiến của xe buýt 2 tầng tại Hà Nội được xác định chạy từ Nhà hát lớn - Tràng Tiền - Ngô Quyền - Lý Thường Kiệt - Hỏa Lò - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Tôn Đức Thắng - Chu Văn An - Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu - Hoàng Văn Thụ - Hùng Vương - Đường Thanh Niên - Phan Đình Phùng - Hàng Cót - Hàng Lược - Chả Cá - Hàng Cân - Lương Văn Can - Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh - Nhà Hát lớn.

Đây là dự án được Thủ tướng cho phép Hà Nội và 6 địa phương khác thí điểm dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng ôtô 2 tầng trong 5 năm. Ôtô chuyên dụng 2 tầng, thoáng nóc với 16-45 chỗ ngồi chất lượng cao, sẽ vận chuyển hành khách kết nối từ trung tâm đô thị đến các cảng hàng không, khu du lịch bằng xe khách.

Hải Trình

Theo Đời sống & Pháp lý

Vụ bắt nhà báo Lê Duy Phong: Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái nói gì?

Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu cho biết, vụ việc bắt nhà báo Lê Duy Phong vẫn đang thuộc thẩm quyền điều tra của Công an TP Yên Bái.

Thông tin anh Lê Duy Phong (32 tuổi), trưởng Ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam bị bắt ở nhà hàng ăn uống Oanh Hiện (tổ 66, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái) về việc nhận tiền của doanh nghiệp trên địa bàn TP. Yên Bái đang được dư luận quan tâm nhiều.



Hình ảnh về vụ bắt giữ anh Lê Duy Phong (Ảnh người lao động)

Liên quan đến vấn đề này, báo mới đã nhiều lần liên lạc qua điện thoại với Đại tá Vũ Viết Thoại, Trưởng Công an TP. Yên Bái (Yên Bái) nhưng đều không bắt máy.

Tối 25/6, chúng tôi đã liên lạc với Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái về việc tỉnh Yên Bái có chuyển hồ sơ vụ việc anh Lê Duy Phong nhận tiền doanh nghiệp lên Bộ Công an điều tra hay không?

Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu nói: "Cái này bạn thông cảm, tôi không nói được trên điện thoại, hai nữa cái này nó là lĩnh vực cơ quan điều tra, tôi làm công tác quản lý chứ không làm công tác điều tra. Vụ việc này không phải ở cấp tỉnh mà đang ở cấp thành phố".

Chia sẻ về thông tin anh Lê Duy Phong bị bắt, thêm một lần nữa, ông Nguyễn Tiến Bình, Tổng biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, anh Lê Duy Phong là người trực tiếp điều tra và viết bài về một số vụ việc "nóng" tại Yên Bái trong thời gian vừa qua.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết về vụ việc chuyển đổi 13.000m2 đất rừng sang đất ở trong một ngày của gia đình giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Yên Bái; bài viết về ngôi nhà khang trang, có diện tích lớn nghi của giám đốc công an tỉnh này.

"Sau khi đăng tải những bài viết như vậy, báo chịu rất nhiều áp lực. Có nhiều người đến gặp và điện thoại đề nghị gỡ những bài viết này và dừng các hoạt động điều tra. Tuy nhiên báo không đồng ý và tiếp tục làm", ông Bình nói.

Ông Bình cho biết thêm, ông đặt vấn đề Công an TP Yên Bái có điều tra khách quan hay không khi nhà báo Duy Phong đang điều tra nhiều vụ việc tại Yên Bái, trong đó có vụ việc liên quan đến giám đốc Công an tỉnh, thì bị bắt.

"Báo sẽ có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - truyền thông đề nghị hai cơ quan này có văn bản đề nghị cơ quan điều tra của Bộ Công an rút hồ sơ vụ việc lên và tiếp tục điều tra nhằm đảm bảo khách quan", ông Bình cho biết.

Ông Bình cũng cho rằng nếu vụ việc được chuyển lên cơ quan điều tra của Bộ Công an tiếp tục điều tra thì dư luận mới tâm phục, khẩu phục.

"Sau này cơ quan điều tra Bộ Công an có kết luận điều tra, chuyển sang Viện Kiểm sát truy tố và đưa ra Tòa án xét xử đúng quy định của pháp luật thì ai sai đến đâu sẽ phải chịu đến đấy, báo cũng không dung túng bao che", ông Bình khẳng định.

Trước đó, xác nhận với báo Tuổi trẻ, Đại tá Vũ Viết Thoại, Trưởng Công an TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái cho biết vào 12h45 ngày 22/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Yên Bái đã bắt quả tang Lê Duy Phong nhận tiền của một doanh nghiệp.

Hiện Công an TP Yên Bái đang tạm giữ anh Lê Duy Phong để điều tra.

Theo đại tá Thoại, việc nhà báo Lê Duy Phong nhận tiền của doanh nghiệp trên địa bàn TP.Yên Bái vì động cơ gì thì Cơ quan Cảnh sát điều tra đang xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Minh

Theo Đời sống & Pháp lý

Thế giới di động kinh doanh thêm "trái cây di động"

Thế giới di động là một cty cp chuyên kinh doanh mặt hàng chính là di động, các thiết bị số,..v..v..Và bây giờ Cty còn lấn sang lĩnh vực kinh doanh trái cây và đối tác chính của họ chính là Hoàng Anh Gia Lai..
Ông Trần Kinh Doanh: Thế giới di động sẽ bán trái cây 
của Hoàng Anh Gia Lai


"Hệ thống Bách Hóa XANH đang bán 15 - 20 tấn/ngày. Đến cuối năm nay, con số này dự kiến sẽ khoảng 40 - 50 tấn/ngày. Trong 12 tháng tới, lượng tiêu thụ trái cây ít nhất tăng 5 lần, tương đương 200 - 300 tấn/ngày".

Báo cáo mới công bố từ một công ty chứng khoán cho biết Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đang làm việc với CTCP Đầu tư Thế giới Di động (TGDĐ) để cung cấp trái cây cho chuỗi siêu thị Bách Hóa XANH.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Trần Kinh Doanh, Tổng Giám đốc TGDĐ để làm rõ thêm các thông tin liên quan.

- Thưa ông, thông tin HAGL và TGDĐ đang làm việc với nhau để cung cấp trái cây cho chuỗi siêu thị Bách Hóa XANH có đúng hay không?
Ông Trần Kinh Doanh: Đúng! HAGL đang chuyển hướng làm nông nghiệp với sản lượng và quy trình khá bài bản. Họ cũng nhận thấy Bách Hóa XANH có những cam kết tốt trong thị trường bán lẻ tiêu dùng và tươi sống nên hai bên bắt tay với nhau, cùng có lợi.

- Vậy sản lượng trái cây mà Bách Hóa XANH đang và sẽ tiêu thụ ra sao, thưa ông?

Hệ thống Bách Hóa XANH đang bán 15 - 20 tấn/ngày. Đến cuối năm nay, con số này dự kiến sẽ khoảng 40 - 50 tấn/ngày. Trong 12 tháng tới, lượng tiêu thụ trái cây ít nhất tăng 5 lần, tương đương 200 - 300 tấn/ngày. Con số này dựa trên các dự đoán về nhu cầu tiêu dùng và sự mở rộng không ngừng của chuỗi Bách Hóa XANH trong tương lai.

- Dự kiến khi nào TGDĐ nhập hàng của HAGL?

TGDĐ đã đi đến vùng trồng của HAGL rồi, có chanh dây, thanh long, chuối... Trước mắt là họ đang thu hoạch chanh dây. Rất sớm thôi, vài ba tháng nữa sẽ có thêm nhiều loại trái cây khác được thu hoạch.

Ngày mai (23/6), TGDĐ và HAGL tiếp tục có buổi làm việc để rà soát lại kế hoạch. Ngày giờ nào không quan trọng, quan trọng là tinh thần sẵn sàng hợp tác.

- Một số thông tin cho rằng có quan hệ cá nhân giữa ông Tài và bầu Đức nên mới có thương vụ hợp tác này. Ông nghĩ sao về điều đó?

Không có mỗi quan hệ cá nhân trong các thương vụ làm ăn này đâu. Tham vọng của Bách Hóa XANH rất lớn, tham vọng của HAGL trong trồng trái cây cũng vô cùng lớn. Họ trồng trái cây vài chục ngàn ha, tôi không tin ở các nước Đông Nam Á có đơn vị nào "máu" như HAGL.

HAGL đầu tư kỹ thuật bài bản, vùng đất trồng lớn, theo chuẩn Global GAP. HAGL thực sự là "tay chơi" nông nghiệp. Chúng tôi sẵn lòng để bắt tay với nhau cùng phát triển.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Theo: báo Vietnambiz.vn

Lãi suất ngân hàng MB giảm sau chỉ thị của ngân hàng nhà nước

Sau chỉ đạo của ngân hàng nhà nước sau động thái giảm lãi suất của các ngân hàng lớn, thì lãi suất ngân hàng của mốt số ngân hàng thương mại cũng đã rục rịch thay đổi theo khảo sát ngày 6/10

Mặt bằng lãi suất tiền gửi VND cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) vào ngày 6/10 đã giảm từ 0,2% đến 0,6% so với biểu cũ ngày 9/9.

Cụ thể, các lãi suất kì hạn 1, 2 và 3 tuần cùng giảm 0,5%, xuống còn 0,5%/năm. Kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng giảm từ 0,4% đến 0,6%, xuống các mức từ 4,4%/năm đến 5%/năm.

Lãi suất kì hạn 6 tháng đến 11 tháng giảm 0,2%, xuống các mức từ 5,4%/năm đến 5,8%/năm.

Đối với các kì hạn lớn hơn 1 năm, chỉ có kì hạn 13 tháng giảm 0,6% xuống còn 6,3%/năm, còn lại lãi suất tiền gửi vẫn giữ nguyên ở các kì hạn khác so với tháng trước.



Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 0,1% đến 0,3%, xét riêng cho loại tiết kiệm cá nhân có mức lãi cao nhất. Lãi suất thay đổi kỳ hạn 12 đến 36 tháng đối với mức tiền gửi dưới 50 triệu đồng, dao động từ 6,8% đến 7,2%/năm. Mức tiền gửi 50 triệu đến 1 tỷ, lãi mới từ 7,1% đến 7,25%/năm. Tiền gửi trên 1 tỷ đồng, lãi mới từ 7% đến 7,4%/năm.

Ngược với MB Bank, theo ghi nhận trong ngày 6/10, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) công bố biểu lãi suất mới theo chiều hướng tăng. So với ngày 1/8, các mức lãi suất kì hạn dưới 12 tháng đều không có sự thay đổi ở cả 3 mức gửi tiết kiệm dưới 50 triệu, từ 50 triệu đến 1 tỷ và lớn hơn 1 tỷ.



Ngày 1/10, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng cập nhật bảng lãi suất huy động mới. Nhìn chung lãi suất kì hạn dưới 10 tháng và từ 15 tháng trở lên giữ nguyên so với biểu lãi suất ngày 6/7.

Trong khi đó, kì hạn 11 tháng tăng 0,1% lên mức 6,35%/năm (đối với loại tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ). Tương tự, kì hạn 12 và 13 tháng cũng tăng 0,1%, lên 6,5%/năm. Kì hạn 24 tháng cũng tăng 0,1%, lên 6,8%/năm.



Trước đó, ngày 29/9, LienVietPostBank cũng đã giảm từ 0,3% đến 0,5% cho các kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong khi đó, ngày 22/9, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cũng công bố bảng lãi suất huy động cá nhân mới. Tuy nhiên, lãi suất các kì hạn ngắn (dưới 12 tháng) và kì hạn dài (từ 12 tháng trở lên) đều không có sự thay đổi so với biểu lãi cũ ngày 7/7/2016.
Nguồn:vietnambiz.vn

Giá cafe, caosu và một số nông sản khác giảm sau nhiều lần phục hồi

Theo số liệu ngày 20/6/2017 thì giá các sản phẩm nông sản có xu hướng giảm sau nhiều lần phục hồi như cafe, hồ tiêu, cao su,...
Giá cafe giảm sau nhiều lần phục hồi.

Giá cafe giảm dù đã nhiều lần phục hồi

Thị trường giá cafe:

Trên thị trường cà phê, hai sàn London và New York tiếp tục trái chiều trong phiên19/6, nhưng xu hướng giá ở cả hai sàn đều đảo chiều so với cuối tuần trước.

Cụ thể, giá robusta giao tháng 9 tại London bất ngờ giảm 17 USD về 2.108 USD/tấn, dứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước đó.

Với phiên giảm đột ngột này của robusta, giá thu mua cà phê tại các vùng nguyên liệu ở Tây Nguyên cũng giảm 300 – 400 đồng trong hôm nay, về 44.600 – 45.200 đồng/kg.

Cuối tuần trước, giá robusta từng lên cao nhất hai tháng trước những lo ngại về tình hình nguồn cung cà phê tại Việt Nam.

Theo ước tính của ngân hàng Rabobank, sản lượng cà phê của Việt Nam chỉ đạt 26,3 triệu bao trong niên vụ 2016 – 2017, giảm từ 28,4 triệu bao của niên vụ trước.
Giá cà phê tại Việt Nam (Nguồn: tintaynguyen.com)

Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không thể mua được cà phê từ dân nên buộc phải mua từ các kho thương mại quốc tế, với mức giá cao hơn 20 -30 USD/tấn, một số nguồn tin ở châu Âu và Việt Nam cho biết.

Tính đến cuối tháng 5, giới thương lái quốc tế đang nắm giữ khoảng 6,5 triệu bao 60kg cà phê, và họ đã bán khoảng 30.000 – 40.000 tấn cho các doanh nghiệp Việt Nam, theo ước tính của giới thương lái.

Ngược lại, giá arabica tại New York phục hồi, tăng 0,52% lên 126,60 Uscent/pound. Trước đó, giá arabica liên tục giảm vì áp lực bán tháo khi thị trường bớt lo ngại về tình hình thời tiết tại Brazil trong khi tồn kho tại các nước nhập khẩu vẫn rất lớn. Trong tuần tính đến ngày 13/6, giới đầu cơ đã tăng đặt vị thế bán đối với arabica lên kỷl ục 30.987 lô.

Đến phiên hôm qua, chênh lệch giá giữa robusta và arabica hiện tăng nhẹ lên 30 Uscent/pound, từ mức thấp nhất 3 năm rưỡi ghi nhận được trong cuối tuần trước.

Theo Citi Research, mặc dù chênh lệch giá giữa hai loại cà phê này ngày càng thu hẹp nhưng điều này sẽ không duy trì được lâu. Các doanh nghiệp rang xay khi đó sẽ chuyển qua mua loại cà phê cao cấp hơn là robusta, và chênh lệch giá sẽ càng lớn hơn.

Nhìn chung, thị trường robusta vẫn có động lực tăng giá mạnh mẽ hơn arabica, bởi cả Việt Nam, Indonesia và Brazil đều đang rất thiếu nguồn cung, chuyên gia phân tích Jack Scoville tại công ty Inside Futures cho biết.

Theo dự báo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ, dự trữ cà phê toàn cầu sẽ xuống thấp nhất 6 năm trong niên vụ 2017 - 2018, vì nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong khi nguồn cung không biến động quá lớn so với niên vụ trước.

Thị trường giá cao su:

Trên thị trường cao su, giá tiếp tục giảm trong phiên thứ hai sau khi lên cao nhất hơn hai tuần vào cuối tuần trước. Cụ thể, giá cao su giao tháng 11 trên sàn TOCOM (Nhật Bản) mất thêm 4,9 yen xuống thấp nhất một tuần ở 190,3 yen/kg.

Giới đầu tư giữ tâm lý bán khi Indonesia, nước sản xuất cao su lớn thứ hai thế giới, không tỏ ra lo ngại về đà lao dốc của cao su hồi cuối tháng 5 vừa qua.

Phát biểu trong phiên họp cuối tuần trước với Thái Lan và Malaysia, ông Moenarji Soedargo, Chủ tịch Hiệp hội cao su Indonesia nhận định rằng cân bằng cung – cầu trên thị trường cao su vẫn rất "khỏe mạnh" và giá cao su lao dốc chủ yếu là do các yếu tố kỹ thuật.

Mới đây, Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên phải hạ dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu vì cho rằng, đà lao dốc của mặt hàng này hồi cuối tháng 5 sẽ khiến người nông dân giảm lấy mủ.
Người dân lo lắng khi giá cao su tiếp tục giảm


Giá cao su giảm trông hôm nay một phần khác do giá dầu giảm khoảng 1% trong phiên 19/6 xuống thấp nhất 7 tháng vì sản lượng dầu tại Mỹ, Libya và Nigeria tiếp tục tăng.

Sự phục hồi của USD so với yen cũng không thể hỗ trợ nhiều cho giá cao su hôm nay. Hiện tại, USD giao dịch ở 111,72 JPY/USD so với mức chốt phiên hôm qua là 110,95 JPY/USD.

Thị trường giá hồ tiêu:
Trên thị trường hồ tiêu, giá thu mua tại các vùng nguyên liệu chính bất ngờ giảm về 76.000 – 78.000 đồng/kg.

Trong đó, giá tiêu tại Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông đồng loạt giảm 3.000 đồng/kg, giá tại Đồng Nai mất 1.000 đồng/kg. Giá tại Bà Rịa – Vũng Tàu giảm mạnh nhất tới 4.000 đồng.
Tại thị trường Ấn Độ, giá tiêu nội địa tiếp tục giảm sâu, mất thêm 200 rupee trong phiên 19/6. Cụ thể, giá tiêu giao ngay giảm về 48.500 rupee/tạ (hàng chưa chọn lọc) và 50.500 rupee/tạ (hàng đã chọn lọc).
Giá hồ tiêu tại Việt Nam (Nguồn: tintaynguyen.com)

Nguồn: Vietnambiz.vn

Một cục trưởng bị cách chức sau sự cố Formosa

Ông Lương Duy Hanh, nguyên Cục trưởng kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) bị hạ xuống làm chuyên viên.
Nguồn tin từ Bộ Tài nguyên cho biết, hôm nay ông Lương Duy Hanh (nguyên Cục trưởng kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường) đã nhận nhiệm vụ mới là chuyên viên Vụ Pháp chế thuộc Bộ. Đây là trường hợp cuối cùng trong số cá nhân bị Ủy ban kiểm tra Trung ương kết luận có sai phạm trong sự cố môi trường tại bốn tỉnh miền Trung do Formosa gây ra.

Theo Ủy ban kiểm tra Trung ương, ông Hanh đã thiếu trách nhiệm khi làm trưởng đoàn thanh tra dự án Formosa; không tham mưu giám sát việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành thử nghiệm. Ủy ban kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng với ông Hanh.

Trước đó, ba cá nhân thuộc Bộ Tài nguyên đã thi hành kỷ luật là nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Thái Lai. Riêng ông Mai Thanh Dung, Bộ Tài nguyên đã điều chuyển từ Phó tổng cục trưởng Môi trường sang Phó viện trưởng chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường.

Liên quan vụ việc trên, ông Võ Kim Cự, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chịu trách chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh giai đoạn 2008-2016 và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2008 đến 2010.

Giấc mơ đổi đời với Thiên Ngọc Minh Uy bị tan vỡ

Theo khảo sát có khoảng 500 hộ dân tại Đồng Tháp rút vốn tiết kiệm kèm theo vay ở khắp nơi để có đủ tiền đổ vào đa cấp với giấc mơ đổi đời thì hay tin Cty Thiên Ngọc Minh Uy bị tước giấy phép kinh doanh, số tiền được ước tính khoảng 100 tỷ.
Buổi họp tổ chức tại Sở Công thương Đồng Tháp để hướng dẫn người dân làm thủ tục rút lại vốn đã đầu tư vào công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy - Ảnh: Ngọc Tài

Ngày 12-6, Sở Công thương Đồng Tháp cho biết đã tổ chức cuộc họp để hướng dẫn người dân làm đơn khiếu nại gửi đến Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy để rút lại vốn liếng đã đầu tư.

Động thái này được thực hiện sau khi Bộ Công thương tiến hành quy trình chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy trên phạm vi cả nước.

Chỉ tính riêng ở Đồng Tháp có hơn 500 người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của công ty này với tổng số tiền đầu tư khoảng 100 tỉ đồng.

Hay tin Thiên Ngọc Minh Uy chấm dứt hoạt động người dân đa số là dân quê ở Đồng Tháp như chết đứng và con đường đòi lại tiền đã đầu tư sẽ chẳng dễ dàng như lúc tham gia.

Theo một số người dân tham gia mạng lưới này cung cấp, chỉ cần bỏ ra 9,7 triệu đồng mua một mã sản phẩm, trong vòng 3 năm Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy hứa sẽ chi trả hoa hồng lên đến 45 triệu đồng.

Một vốn đến gần 5 lời như thế nên không ít người dân quê đã chạy vạy hỏi khắp nơi để có tiền đầu tư.

Thế nhưng chỉ năm đầu tiên họ được công ty trả 500.000 đồng trong số 45 triệu đồng như đã hứa và sau đó thì biệt vô âm tính.
Bà Trần Thi Lo đang rầu vì chưa rút được vốn đã đầu tư vào cho đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy trong khi xây nhà mới lại phải vay nóng bên ngoài - Ảnh: Ngọc Tà

Bà Trần Thị Lo, xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, cũng vì những lời ngon ngọt từ Thiên Ngọc Minh Uy, vì những món lời quá béo bở mà bà đã vay nóng hơn trăm triệu đồng và rút hết vốn liếng tích góp mấy chục năm nay để đầu tư.

Cho đến khi đã đến thời hạn rút vốn bà mới té ngửa vì công ty ngừng hoạt động.

Căn nhà đang xây dựng của bà toàn bộ tiền đều vay mượn nên bà ăn ngủ không yên. Số tiền gần 500 triệu đồng đã trót đưa giờ hối hận cũng đã muộn màng.

Chuyện chưa chỉ dừng lại ở đó. Con gái bà Lo làm trong công ty Thiên Ngọc Minh Uy, người đã hối thúc gia đình tham gia mạng lưới, giờ đã bỏ xứ đi biền biệt khi chuyện bị đổ bể.

"Lúc đưa tiền vô như bị bùa bị ngải. Lúc về tối ngủ ân hận lắm. Đưa tiền người ta rồi, không lấy lại được", bà Lo thút thít.

Tương tự, ông Nguyễn Phước Tài cũng mất ăn mất ngủ vì số tiền gần 1 tỉ đồng đã đầu tư vào cho công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy.

Tiền mất, gia đình thường xuyên cự cãi. "Hai năm mấy rồi nhưng không có thoát được đồng nào hết. Khi vô mạng lưới họ lấy tiền mình rồi bao lại cho mình. Lấy người đi sau rồi bao lại cho người đi trước", ông Tài kể.

Theo Sở Công thương Đồng Tháp có hơn 500 người dân ở tỉnh này tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của Thiên Ngọc Minh Uy nhưng hiện nay chỉ có khoảng 60 người làm đơn yêu cầu hoàn trả tiền đầu tư. Số còn lại, một phần vẫn còn hy vọng, nên không gửi đơn.

Ông Hà Bửu Khánh, phó Phòng quản lý Thương mại, Sở Công thương Đồng Tháp, cho biết quy định 42 và Thông tư 24 của Bộ Công Thương, khi một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động thì thời gian để doanh nghiệp đó thanh toán hợp đồng với lại các thành viên tham gia là 90 ngày kể từ ngày Bộ Công thương, Cục Quản lý cạnh tranh có thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó…

Do đó, theo ông Khánh, người dân nào có tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp muốn rút lại vốn nên tranh thủ trong thời hạn cho phép phải gửi đơn yêu cầu. Nếu quá 90 ngày sẽ rất khó lấy lại vốn.

Ngọc Tài

Theo Tuổi trẻ Online

Giá đất nền Tp HCM đang trên đà giảm?

Đất nền tại Tp HCM đang có xu hướng giảm ở một số nơi nhưng trên thực tế các khu vực có hệ thống pháp lý phức tạp thì về cơ bản giá đất vẫn đang giữ ở mức cao.

Thị trường đất nền Tp HCM giảm ở một số nơi:

Sau khi chính quyền TP HCM xem xét sửa đổi Quyết định 33 về việc tách thửa, đồng thời công bố thông tin 3 huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè chưa đủ điều kiện lên quận và khẳng định, các siêu dự án tại Củ Chi mới tồn tại dưới dạng ý tưởng đề xuất của các doanh nghiệp thì thị trường đất nền vùng ven một số khu đã nhanh chóng chuyển từ trạng thái sốt đến đi ngang và dần hạ nhiệt.

Nếu trước đây, một mảnh đất diện tích 80 m2 trên đường Huỳnh Tấn Phát (huyện Nhà Bè) có giá khoảng 22 - 26 triệu đồng/m2, thì nay chỉ còn từ 13 - 16 triệu đồng/m2. Còn tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (cách đó khoảng 5km), giá đất từ 15 - 18 triệu đồng/m2 thì nay chỉ còn 10 - 13 triệu đồng/m2.

Theo ghi nhận của phóng viên Đầu tư Bất động sản, một số khu vực khác như phường Thạnh Xuân (quận 12), khu vực Củ Chi, hiện tượng các nhà đầu tư tới gom đất không còn sôi động như trước. Thỉnh thoảng cũng có xuất hiện một số nhóm đến tìm hiểu các dự án phân lô bán nền, tuy nhiên khách hàng chỉ muốn tham khảo thông tin là chính.

Ghé vào một quán nước ven đường đã từng là "trung tâm giao dịch" của các thương vụ mua bán đất nền khu vực Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, Thới An, phóng viên thắc mắc tại sao giá nhà, đất ở đây đã giảm mà vẫn treo biển giao bán, một người dân cho biết, trước kia sốt là toàn người địa phương khác đổ về chứ không phải dân sở tại mua bán.

"Dân ở đây người ta biết hết rồi, đất nền toàn do cò đất địa phương làm giá, phân lô bán và thường thì không có sổ đỏ. Cò đất bán đất của người khác nhưng giới thiệu, chào hàng như đất của mình và người ở địa phương khác cũng muốn mua đất làm ăn hay đầu tư thì họ mua. Nhưng giờ thông tin lên quận đã bị phủ nhận, Thành phố lại siết việc phân lô tách thửa nên không ai về mua nữa", anh Hoàng, sống tại quận 12 cho biết.

Giá đất năm nay sẽ như thế nào?

"Khi các quy định mới được ban hành, chắc chắn các dự án đất nền chính quy, thủ tục pháp lý đầy đủ hoặc những khu đất nhỏ lẻ có giấy phép xây dựng sẽ xác lập một mặt bằng giá mới", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM nhận định.

Quả đúng như vậy, mặc cho tình trạng chững lại của thị trường cũng như các chính sách thắt chặt chế tài từ chính quyền, giá đất nền một số quận tại khu Đông Sài Gòn vẫn ổn định giá ở mức cao.

Cụ thể, giá đất nền ở khu Lò Lu, Đỗ Xuân Hợp quận 9 hiện nay nằm trong mức dao động từ 30 - 35 triệu đồng/m2, giá đất nền khu Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức dao động ở mức 38 - 45 triệu đồng/m2… Ở các cung đường trung tâm như Võ Văn Ngân, Đại Lộ Phạm Văn Đồng hay Lê Văn Việt, giá đất nền lại càng được đẩy cao hơn nữa.
Đất nền tại một số khu vực vẫn giữ giá
Lý giải nguyên nhân vì sao đất nền khu Đông vẫn giữ giá, một số chuyên gia trong ngành cho rằng, ngoài yếu tố giao thông thuận lợi, mặt bằng cơ sở hạ tầng được cải thiện thì việc Thành phố chủ trương đầu tư quy hoạch các dự án lớn ở khu vực này giống như một đòn bẩy kích giá đất nền lên cao.

Bên cạnh đó, khu Đông Sài Gòn là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với lực lượng người lao động nhập cư lớn. Việc mua bán đất nền ở khu vực này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn là mua đất để xây nhà.

Thực tế trên thị trường cho thấy dòng tiền của giới đầu tư đang chảy mạnh vào các dự án được quy hoạch bài bản, pháp lý rõ ràng, khiến giá của những dự án này không những bị sụt giảm mà còn đang có dấu hiệu tăng cao. Và nhu cầu thực này đã lan sang các tỉnh vùng ven như Đồng Nai.

Theo bà Trần Thị Cẩm Tú, giám đốc Công ty Donaland, đơn vị phân phối dự án Khu đô thị Long Hưng, kể từ sau khi có thông tin siết phân lô, tách thửa tại Đồng Nai, không những việc bán bán hàng của dự án Long Hưng không bị chựng lại mà còn tăng khá mạnh.

Chỉ tính riêng gần một tháng qua đã có hơn 300 sản phẩn đất nền dự án Long Hưng đã chính thức được giao dịch ra thị trường. Còn nếu tính từ đầu năm đến nay đã có hơn 1.000 sản phẩm dự án đã chính thức được giao dịch.

Không những giao dịch tăng mà giá cũng không ngừng tăng, so với đợt đầu đưa ra thị trường đất nền dự án Long Hưng có giá trung bình khoảng 8 triệu đồng/m2, hiện giá đang giao dịch đã lên đến 12 triệu đồng/m2.

Không chỉ với dự án Long Hưng, một số dự án được quy hoạch bài bản, pháp lý tốt ở Đồng Nai đều được giới đầu tư săn lùng.

Việt Dũng

Theo Đầu tư Bất động sản

Kế hoạch lãi trước thuế 552 tỷ đồng, HAGL thu về nghìn tỷ từ dự án Myanmar

HAGL cũng cho biết đang tiến hành các thủ tục chuyển nhượng dự án thủy điện Nậm Kông 2 và tìm kiếm đối tác để thanh lý các dự án thủy điện Nậm Kông 3 tại Lào.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên 2017 sẽ tổ chức vào ngày 30/6.

Cụ thể, năm 2017, HAG đặt kế hoạch doanh thu thuần 6.335 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 2.185 tỷ đồng từ 3 ngành kinh doanh chính. Lãi trước thuế dự kiến 552 tỷ đồng.

Trong đó, dự án BĐS tại Myanmar mang lại LN gộp cao nhất, đạt 607 tỷ đồng, sau đó tới chanh dây 437 tỷ đồng.

ke hoach lai truoc thue 552 ty dong hagl ky vong lai cao nhat tu du an myanmar
Về ngành trồng trọt, dự án cây ăn trái đóng góp khá lớn vào cơ cấu doanh thu năm 2017.Về ngành chăn nuôi bò thịt, HAGL dự kiến tiêu thụ khoảng 40.000 con, góp doanh thu khoảng 1.240 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 124 tỷ đồng.

Cụ thể, doanh thu từ chanh dây khoảng 1.055 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 437 tỷ đồng, dự kiến bán ra 56.250 tấn; thanh long mang doanh thu 680 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 303 tỷ đồng. Còn lại, chuối mang doanh thu 843 tỷ đồng.

Cây cao su trong năm 2017 dự kiến được khai thác 11.000 ha với 18.000 tấn mủ khô, mang lại doanh thu khoảng 745 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 202 tỷ đồng.

Về dự án bất động sản tại Myanmar, năm 2017, HAGL đặt mục tiêu doanh thu khoảng 1.142 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 607 tỷ đồng. Hiện, giai đoạn 1 của dự án đã được lấp đầy diện tích cho thuê, phấn đấu nâng diện tích cho thuê văn phòng lên 80% và công suất cho thuê phòng khách sạn lên 70%.

HAGL cũng cho biết đang tiến hành các thủ tục chuyển nhượng dự án thủy điện Nậm Kông 2 và tìm kiếm đối tác để thanh lý các dự án thủy điện Nậm Kông 3 tại Lào. Đồng thời, tiếp tục dự án trồng trái cây, chăm sóc vườn cao su; thực hiện giai đoạn 2 dự án tại Myanmar.

Về kế hoạch cổ tức, HĐQT trình cổ đông không chia cổ tức năm 2017.

Bộ tài chính muốn sửa đổi hàng loạt các luật thuế

Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tiêu thụ đặc biệt và thuê tài nguyên là các bộ luật bộ tài chính đang muốn sửa đổi sắp tới.

Mới đây, lãnh đạo Bộ Tài chính đã giao Vụ Chính sách thuế chủ trì, phối hợp cùng Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá toàn diện về các chính sách thuế hiện hành đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và các đối tượng khác, làm cơ sở hoàn thiện trình Bộ Tài chính nội dung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi thuế dự kiến đưa vào dự thảo Luật sửa 5 Luật về thuế trình Quốc hội.
Bộ tài chính muốn sửa đổi hàng loạt các luật thuế
Để làm cơ sở xây dựng nội dung sửa đổi các luật thuế, Bộ Tài chính đã tiến hành họp với các đơn vị chức năng của Bộ như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách Thuế,... và cục Thuế Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam.
Qua đó, Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế là đơn vị báo cáo những nội dung vướng mắc, kiến nghị sửa đổi Luật trên cơ sở tổng hợp những nội dung vướng mắc của các Cục thuế địa phương và công tác quản lý thuế tại tổng cục.
Cách đây 1 năm, vào 6/4/2016, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội thông qua Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật quản lý thuế và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.
Theo: Vietnambiz

Sử dụng 7.800 tỷ đồng làm đường Hoàng Cầu - Voi Phục đến 2,2 km

Tuyến đường vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục) của thành phố Hà Nội có chiều dài 2,2km nếu được xây dựng sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 7.779 tỷ đồng.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội vừa có Tờ trình gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục).

Cụ thể, tuyến đường vành đai 1 là tuyến đường phố chính đô thị, nằm trên trục hướng Đông - Tây thuộc khu vực trung tâm của thành phố. Những năm qua, thành phố đã đầu tư mở rộng tuyến đường theo quy hoạch đoạn đê Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Kim Liên - Hoàng Cầu.

“Hiện nay, việc triển khai đầu tư xây dựng tiếp đoạn còn lại thuộc tuyến đường vành đai 1 từ Hoàng Cầu - Voi Phục là cần thiết nhằm phát huy hiệu quả tuyến đường, góp phần đáp ứng nhu cầu và giải tỏa ùn tắc giao thông của khu vực trung tâm thành phố,” lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Ngoài ra, Ban này cho rằng, việc thực hiện đồng bộ phần mở rộng về phía Bắc dự án (đoạn Hoàng Cầu - Láng Hạ) tạo hiệu quả đầu tư, tránh giải phóng mặt bằng 2 lần đồng thời xây dựng hệ thống cây xanh, thảm cỏ bãi đỗ xe theo quy hoạch, cải thiện vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị khu vực, tăng diện tích điểm đỗ xe cho khu vực...

Tuyến đường có chiều dài 2,2km, mặt cắt ngang 50m. Điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu, điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (gồm 2 cầu vượt trực thông theo hướng đường vành đai 1 tại các nút Giảng Võ- Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh).

Theo đó, tổng mức đầu tư theo chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt và phần mở rộng phía Bắc dự án (đoạn Hoàng Cầu - Láng Hạ) khoảng 7.779 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư là hơn 6.400 tỷ đồng, chi phí xây lắp hơn 1.800 tỷ đồng….

“Tổng mức đầu tư này đã bao gồm phần bổ sung kinh phí dự kiến hỗ trợ trong trường hợp người dân không nhận nhà tái định cư; bổ sung đầu tư xây dựng phần mở rộng phía Bắc dự án, đoạn Hoàng Cầu - Láng Hạ. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác,” lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội bổ sung thêm.

Việt Hùng

Theo Vietnam+
(Nguồn: Vietnambiz.vn)